7 mẹo bếp đơn giản cực hay bạn nên biết.

Nếu một ngày có những rắc rối trong bếp như tay có mùi hành, tỏi mà không khử hết, các vết bẩn của trà, cà phê khó tẩy rửa.. Hay thậm chí làm sạch các mảng bám dầu ăn còn dính trên các khay đựng nhựa gây nên nỗi ” ám ảnh kinh hoàng ” cho những người nội trợ khi phải rửa các dụng cụ nhà bếp. Hôm nay 3km Food xin chia sẻ một số các mẹo bếp hữu ích để mọi người có thể áp dụng vào đời sống nhé.

1. Khử mùi hành, tỏi bám tay

Đây là hai gia vị mà người nội trợ sẽ sử dụng hằng ngày trong đời sống. Đa số mọi người sẽ chế biến băm sẵn để sử dụng cho nhiều ngày tiếp theo, nên việc bị ám nặng mùi hành, tỏi là không tránh khỏi, tẩy rửa thế nào cũng không hết. Để khử mùi bám trên tay ta làm cách như sau: để rửa tay có mùi sau khi cắt hành, tỏi chỉ cần chà tay lên một muỗng bằng thép không gỉ khoảng 30 giây,rồi mới rửa lại bằng nước. Thép hấp thụ mùi rất tốt. Nếu bạn có hạt cà phê tươi, nó cũng hấp thụ mùi cũng rất hiệu quả.

2. Luộc trứng bị nứt

Tưởng chừng như luộc trứng là việc hết sức đơn thì mọi người đã lầm to. Để luộc trứng đạt độ ngon nhất và không bị nứt thì tất nhiên chúng ta phải có một vài mẹo nhỏ để trở nên hoàn hảo hơn. Thử tưởng tượng nếu một ngày bạn phải luộc trứng để chuẩn bị một món ngon đãi khách, nhưng trứng lại bị nứt, khi bày trí thì không đẹp thí không hay tí nào.

 Khi luộc trứng, để tránh hiện tượng trứng bị nứt vừa không đẹp mắt vừa mất ngon, bạn hãy cho một chút muối vào nước luộc, đảm bảo bạn sẽ có những quả trứng luộc ngon lành

3. Phân biệt trứng tươi và trứng không tươi

Trứng là thực phẩm dễ chế biến và kèm theo đó chúng mang lại chất dinh dưỡng tuy không nhiều nhưng luôn cần thiết cho cơ thể mỗi người. Nhưng để có sức khỏe tốt từ thực phẩm thì ta nên chọn những loại trứng tươi nhất để đảm bảo cho mình. 

Phân biệt trứng nào là trứng tươi và không tươi cũng cực kì đơn giản với mẹo sau: Nếu bạn có khá nhiều trứng trong tủ lạnh và không xác định được trứng của mình có tươi hay không, hãy đặt chúng vào cái chậu có khoảng 10 cm nước. Nếu trứng chìm nghĩa là nó tươi, nổi là đã qua giai đoạn tươi. Và việc của bạn là hãy ăn trước những quả trứng không còn tươi nữa.

4. Khử các vết bẩn của trà, cà phê

Trà, cà phê là những loại thức uống phổ thông và luôn có trong mỗi gia đình. Sẽ rất dễ tẩy rửa nếu chúng ta vệ sinh ngay sau khi sử dụng thì sẽ giữ được độ mới, không bị mảng bám trên ly, tách. Nhưng nếu bạn để thường xuyên qua đêm ngày hôm sau mới bắt đầu rửa sạch, dần dần sẽ khiến các vật dụng bị ngả màu trông không đẹp mắt. 

Các tách, cốc sử rót trà hay cà phê thường để lại vệt ố kém thẩm mỹ. Bằng cách dùng hỗn hợp được tạo từ baking soda với nước chanh và kem đánh răng bạn sẽ giúp vết ố tẩy đi dễ dàng

 

5. Bảo quản bánh mì còn thừa

Nếu bạn mua bánh mì về mà ăn không hết, hãy cho một nhánh rau cần tây tươi vào túi bánh mì và đóng kín lại. Cần tây có thể phục hồi hương vị và kết cấu cho bánh mì, giúp bánh không có hiện tượng khô cứng khó chịu nữa.

6. Ướp thực phẩm nhanh hơn

Công đoạn ướp đòi hỏi khá nhiều thời gian để món ăn thực sự thấm nhưng nếu bạn đang vội, cần chế biến món ăn nhanh và không có thời gian để đợi thực phẩm thấm đều gia vị thì hãy sử dụng dầu ăn khi ướp. 

Đó chính là bí quyết quan trọng để thực phẩm thấm gia vị đều và nhanh hơn. Chỉ cần cho 1 muỗng cà phê dầu ăn vào ướp cùng với các loại gia vị, tinh chất dầu trong dầu ăn sẽ giúp thực phẩm thấm đều hết gia vị chỉ trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 phút mà thôi. 

7. Quy tắc " thần thành " ướp thức ăn.

Để có thể ướp thức ăn ngon chúng ta không hỉ dựa vào nguyên liệu mà còn phải hiểu rõ được nguyên tắc để khi ướp từng loại vào sẽ dễ hòa hợp không bị mất vị khi chế biến. 

Quy tắc ” Mặn- Ngọt- Thơm- Cay” được người xưa truyền đạt và lưu giữ đến nay: 

Thứ nhất: Vị mặn từ muối, hạt nêm. Bạn lưu ý nên hạn chế tẩm ướp bằng mắm mà chỉ nêm mắm khi món ăn đã chín, mềm, nếu không sẽ làm mất vitamin, axit amin và mùi vị của mắm. Còn đối với muối, bạn không nên dùng muối i-ốt để tẩm ướp lâu vì dễ làm thực phẩm bị ra nước.

Thứ 2: Vị ngọt từ đường, mật ong, nước hàng, bột ngọt…

Thứ 3: Mùi thơm từ hành, tỏi, rượu, mè… Bạn lưu ý không nên dùng tiêu khi tẩm ướp vì nhiệt độ cao không chỉ làm mất mùi thơm đặc trưng của tiêu mà còn có thể làm biến chất hạt tiêu không tốt cho sức khỏe, chỉ nên nêm tiêu khi món ăn đã chín và tắt bếp.

Thứ 4: Vị cay từ ớt, sa tế…

Sau khi cho các loại gia vị cần thiết như đúng trình tự trên đây các bạn có thể cho thêm các thành phần phụ không mùi như dầu ăn, trứng, bột mì…

Hy vọng một vài mẹo nhỏ này sẽ giúp mọi người có được thao tác nhanh nhẹn hơn, cũng như bổ sung thêm nhiều kiến thức bếp núc. Học thuộc nằm lòng những mẹo này bạn sẽ khiến những người thân ngạc nhiên với trình độ hiện tại. Mọi người có thể đóng góp ý kiến, cũng như chia sẻ thêm một vài mẹo bếp để 3km Food có thêm nhiều thông tin hữu ích mang đến nhé.

Tham khảo hơn nhiều bài viết về mẹo bếp cực hay tại đây.

Để lại bình luận

Hãy thêm câu hỏi của bạn...

You will get a notification email when Knowledgebase answerd/updated!

+ = Verify Human or Spambot ?