Thực phẩm là nguồn cung cấp các dinh dưỡng, dưỡng chất cho cơ thể của mỗi người. Vậy cho nên các kĩ năng về chọn thực phẩm, nấu nướng cũng cần phải có một vài mẹo để không bị ” thất thoát ” một lượng dinh dưỡng cần thiết. 3km Food sẽ chia sẻ cho bạn các mẹo làm sao để thực phẩm luôn giữ được chất dinh dưỡng nhé.
1. Khi luộc hoặc chần thức ăn nên sử dụng ít nước.
Các loại thực phẩm thịt, rau đều có một lượng vitamin B1, B2, B7, B12.., đều có thể tan được trong nước. Vậy cho nên khi luộc hoặc chần các thực phẩm rau tươi, thịt động vật, chúng ta nên hạn chế sử dụng nhiều nước để chế biến. Vì như thế các dưỡng chất có lợi sẽ hòa tan dần trong nước.
2. Không nên hâm đồ ăn nhiều lần.
Việc hâm lại đồ ăn còn thừa của nhiều ngày trước , hay những lúc ” cơm lạnh, canh nguội ” được xem là thói quen điển hình hằng ngày của mỗi gia đình. Nhưng ít ai để ý rằng những việc tuy nhỏ bé thế nhưng có thể gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe. Đồ ăn nóng tuy có gợi lại hương vị hấp dẫn nhưng với việc đã hâm qua lại nhiều lần sẽ làm cho thức ăn sản sinh ra nhiều độc tố, và mất đi nhiều chất dinh dưỡng cần thiết.
Vì thế trước khi nấu chúng ta nên xác định trước định lượng khẩu phần ăn, cũng như hạn chế tối đa việc hâm đồ ăn lại quá nhiều, để vừa tránh gây lãng phí cũng như bảo vệ sức khỏe.
3. Cắt rau củ thành những miếng to hơn
Rau củ là loại thực phẩm dễ chế biến khi có thể kết hợp với nhiều loại món ăn khác nhau. Chúng ta luôn truyền tai nhau rằng các loại rau củ khi cắt dạng hạt lựu hay băm nhuyễn sẽ giúp dễ thấm gia vị hơn sẽ giúp ngon hơn. Nhưng để giữ nguyên chất dinh dưỡng không bị mất đi một cách lãng phí, ta nên cắt rau củ thành những miếng to hơn, khi cắt thành miếng to, có ít bề mặt tiếp xúc với không khí hơn thì cũng khó bị mất chất dinh dưỡng hơn so với rau củ thái nhỏ .
4. Áp chảo món ăn
Cách nấu ăn nhanh và không có nước khi áp chảo sẽ giúp ngăn ngừa mất vitamin B. Đồng thời, việc thêm chất béo từ dầu và bơ sẽ cải thiện khả năng hấp thụ các hợp chất thực vật và chất chống oxy hóa.
5. Không cho muối quá sớm
Nhiều người có thói quen cho muối ngay khi bắt đầu nấu mà không biết sẽ ảnh hưởng đến cả hương vị lẫn giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Rau sẽ ra nhiều nước hơn còn protein trong thịt bị đông tụ, có thể gây khó tiêu. Tốt nhất, bạn hãy chờ đến khi thực phẩm chín được 7-8 phần mới cho gia vị.
6. Sử dụng lửa nhỏ khi chế biến
Các vitamin và khoáng chất rất nhạy khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, việc đó sẽ làm các phân tử vitamin bị vỡ ra . Gần như 80 – 90% vitamin B, C như vậy món ăn sẽ không còn giữ được giá trị dinh dưỡng ban đầu nữa. Nhưng cũng hạn chế trong việc nấu quá lâu sẽ làm các protein bị đông cứng sẽ làm món ăn mất ngon.
7. Sử dụng lò vi sóng
Lò vi sóng là công cụ giúp chúng ta có thể chế biến món ăn vừa nhanh chóng, an toàn. Với sự tiện lợi giảm tiếp xúc với nhiệt độ, ngoài ra còn bảo quản các chất dinh dưỡng cho thực phẩm. Theo khuyến cáo của các chuyên gia nên sử dụng lò vi sóng để duy trì khả năng chống oxy hóa của một số thực phẩm, cũng như giữ được các chất dinh dưỡng cần thiết.
8. Không mở nắp nồi nhiều lần
Khi nấu nên đậy nắp nồi, hạn chế mở nắp nồi để đồ ăn không bị tiếp xúc với ánh sáng, làm hao hụt lượng vitamin. Một số thực phẩm chứa lượng vitamin B2 cao, rất dễ bị tác động bởi ánh sáng và gây ra hiện tượng oxy hoá bởi tác nhân này.
Trên đây là những thông tin 3Km Food tìm hiểu được, hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn. Cùng chia sẻ những ý kiến cũng như góp ý của bạn về 3Km Food, chúng tôi rất vui được đón nhận thông in từ bạn. 3Km Food- App bán ngon ăn đã.