cacmonanmabanchuabiet

Bạn sẽ thật sự bất ngờ về tên gọi THẬT của những món ăn này!

Việt Nam được biết đến là một nơi chứa đựng những tinh hoa ẩm thực vô cùng đặc sắc. Có những món ăn đã đi vào thơ ca, có những món đã vươn mình ra bạn bè Quốc Tế được ghi danh vào từ điển như banhmi, pho… Thi thoảng bạn có nghe thấy cụm từ như: Chí Mà Phù, Lục Tàu Xá chưa, ó thể bạn cũng chưa từng hoặc đã từng nghe thoang thoáng các ” nickname ” đặc biệt này nhưng không biết món ấy là gì đúng không nào. Nhưng hôm nay chúng ta cùng nhau ngược thời gian, trở về quá khứ để xem nguồn gốc của các món ăn khi xưa có tên gọi đặc biệt thế nào nhé

1. Chí Mà Phù

chimaphu

Vừa nghe cái tên thôi là chúng ta nghĩ đến ngay ẩm thực của người Hoa. Cái tên Chí Mà Phủ đã gắn liền với thế hệ thời xưa, ban đầu món ăn này xuất phát từ Hội An ( Fai Fo ) do cụ ông tên Thiều vô tình lúc gánh thuê cho người Hoa thì ông được thưởng thức món này và học theo công thức thế là từ đó ông phát triển, lưu hành loại chè này để bán cho người dân qua lại. 

Chí Mà Phù còn được biết đến là chè mè đen, loại chè này có màu đen sánh mịn, óng ánh, nguyên liệu chính bao gồm: mè đen, gạo nếp hương, nhân dừa xay, đậu xanh, đường tinh luyện, thanh vị thuốc Bắc. Dần dần loại chè này được biết rộng rãi, không lâu sau đã có khắp nẻo đường của 3 miền đất nước.

2. Lục Tàu Xá

Tên gọi trên làm chúng ta liên tưởng ngay một món ăn có nhiều hương vị thông qua chữ ” lục “. Đây được xem là món ăn vặt của những thập niên 50, 60 và đầu những năm 70, chắc hẳn nếu ai ở Huế cũng sẽ một lần hoặc có nghe đến loại chè này. 

Món ăn này được dịch ra là Lục đậu sa có nghĩa là đậu xanh đã được giã nhuyễn, vỏ quýt, bột báng và đường cát.

3. Bạc Xỉu Phé

Bạc xỉu là cách gọi tắt từ cụm từ “ bạc tẩy xỉu phé” xuất phát từ tiếng Quan Thoại (là tiếng Trung phổ biến trong công động người Hoa ở Sài Gòn) nhằm để chỉ món sữa nóng thêm một chút cafe. Trong tiếng Quan Thoại thì “Bạc” là màu trắng, “Tẩy” là cái ly không, “Xỉu” là một chút và “Phé” là cafe. Vì thế, có thể khẳng định rằng bạc xỉu và cafe sữa là 2 món đồ uống hoàn toàn khác nhau.

4. Ca Dé Páo

banhbaocade

Đây là món ăn có thể ai nhìn vào cũng sẽ ùa về cả một vùng ký ức dữ dội. Hồi đó những món ăn bánh bao nhân thịt các đều là xa xỉ, chỉ có ca dé páo hay còn gọi là bánh bao ca dé với hương thơm đặc trưng, lớp bánh màu xanh lá/màu trắng nhân bên trong là đậu xanh. Tuy đơn giản nhưng chứa đựng tuổi thơ của rất nhiều thế hệ. Cái tên cade páo nói theo tiếng Quảng Đông khi xưa, cade là phần nhân giống đậu xanh thành phần gồm: trứng gà, nước dừa, đậu xanh, “páo” có nghĩa là bánh bao. Nên cade Páo sẽ là danh từ riêng dùng cho đến ngày nay.

5. Pa Pỉnh Tộp

Một món ăn mang âm hưởng của vùng Tây Bắc, nếu không phải là một chuyên gia về ngôn ngữ chắc chắn rằng bạn đang rất thắc mắc đây là món ăn gì và như thế nào. Pa pỉnh tộp trong tiếng của dân tộc Thái được dịch ra là “cá suối nướng lật úp”  đây là món ăn được xem là quý giá. Người Thái có câu nói rằng ” Gà tơ tần đem đến, không bằng pa pỉnh tộp đem cho “. Gia vị được  ướp trực tiếp vào trong mình cá gồm gừng, sả, rau thơm và đặc biệt là mắc khén hương vị đặc trưng Tây Bắc và mầm măng của cây sa nhân. 

6. Xu Xoa

Nếu bạn là người con của vùng đất đầy nắng và gió Quảng Ngãi chắc hẳn không còn xa lạ gì với cụm từ ” Xu Xoa “. Đây là món ăn tráng miệng, giải nhiệt ở miền Trung đây là tên gọi khác của sương sa ở trong miền Nam, thành phần chính bao gồm rong biển ăn kèm với nước đường gừng.  Món ăn đơn giản, ăn vui miệng, vừa thanh nhiệt cho những ngày nắng nóng.

7. Tung Lò Mò

Đến với vùng đất An Giang bạn sẽ được nghe đến và thưởng thức món Tung lò mò trứ danh ở nơi đây. Tung lò mò là đặc sản mang đậm chất dân tộc Chăm ở vùng đất này, với tên gọi thân thuộc mà chúng ta thường hay gọi hơn là ” Lạp xưởng bò “. Tung lòng mò bắt nguồn từ cái tên “tung laomaow” được người Việt được đọc chệch mà ra, theo tiếng chăm thì ” tung ” có nghĩa là ruột, còn ” laomaow” nghĩa là con bò.  

8. Bánh Chẻo

Bánh chẻo còn được là sủi cảo là một loại bánh hấp của Trung Quốc. Đây là một món ăn chính trong dịp Tết Nguyên Đán và cũng có thể được dùng làm điểm tâm sáng ăn thường ngày của một số gia đình người Hoa, bánh chủ yếu là thịt xay hoặc nghiền chung với rau củ, tạo hình chiếc quạt chế biến bằng cách hấp. Sau khi đọc xong bài viết này nếu có ai rủ bạn đi ăn bánh chẻo không thì cũng đừng ngần ngại suy nghĩ nhé. 

9. Quy Phục Linh

Cao quy linh hay còn là quy phục linh, thạch rùa, thạch đồi mồi là một loại thuốc Đông y dạng thạch, cũng được phục vụ như món tráng miệng, là đặc sản của người Hoa vùng Ngô Châu, đồng thời cũng là món ẩm thực truyền thống của vùng Lưỡng Quảng. Ngày nay quy phục linh là một món ăn phổ biến được nhiều người yêu thích khi ăn kèm với nước cốt dừa, vừa tạo được độ béo, vừa có vị thanh cũng như một tí đắng đặc trưng.

10. Phá Lấu

Phá lấu có nguồn gốc từ Trung Quốc, theo phiên âm là ” Đả Lỗ ” ( đả có nghĩa là kho mặn, lỗ có nghĩa là ướp mặn ) Nhiều người kể rằng phá lấu ra đời khi người Tiều họ sợ lãng phí các con vật làm thực phẩm (thường là heo, gà và nhất là vịt) mà không dùng hết. Vì thế, họ xẻ tất cả các phần của con vật thành những miếng vừa ăn, ướp với ngũ vị hương và một số nguyên liệu khác. Nồi phá lấu của người Tiều có thể để quanh năm suốt tháng, hết nước lại châm vào, rồi cho thêm chút muối là có thể ăn dần trong cả năm.

Hy vọng sau bài viết này mọi người có thể hiểu rõ hơn về nguồn gốc của các món ăn, tuy quen thuộc hằng ngày nhưng không phải ai cũng biết. Mọi người có thể để lại bình luận bên dưới để đóng góp ý kiến hoặc gợi ý thêm nhiều đề tài hay, 3km Food sẽ tiếp nhận và đem đến cho bạn thông tin bổ ích nhé.

Để lại bình luận

Hãy thêm câu hỏi của bạn...

You will get a notification email when Knowledgebase answerd/updated!

+ = Verify Human or Spambot ?