xử lí các món thua ngày tết

Các món ăn Tết còn thừa trong ngày xuân và các mẹo xử lí

Trong những dịp xuân Tết Nguyên Đán, mỗi gia đình đều chuẩn bị và nấu rất nhiều món ăn. Chính vì thế việc tồn đọng lại các món ăn còn dư là điều không thể tránh khỏi. Vậy nên 3km Food sẽ chia sẻ một vài mẹo để mọi người nên làm gì với các món ăn còn thừa nhé. 

Việc chế biến lại thức ăn thừa là điều cần nên làm để tiết kiệm chi phí, cũng như hạn chế làm tăng chất thải cho môi trường. Nhưng nếu chế biến lại các món ăn nhiều lần cũng có thể gây ra những tác hại không ít về sức khỏe. Vì thế mọi người cũng nên hạn chế việc này nhé

1. Xử lí món bánh tét, bánh chưng

Món ăn được làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ này dường như không thể thiếu trong mỗi gia đình. Trong mỗi dịp như vậy bánh chưng hay bánh tét mọi người thường để tủ lạnh nếu dùng không hết, sau thời gian ngắn bánh sẽ có hiện tượng gạo nếp sống, thậm chí nếu để quen bên ngoài sẽ bị chảy nhớt khiến bánh không ngon. 

xử lí các món ăn thừa ngày Tết

2. Xử lí món thịt gà luộc

Gà luộc cũng là món ăn luôn luôn bị dư vào những ngày Tết. Nhưng thịt gà là loại thực phẩm dễ dàng chế biến từ nhiều món khác nhau như: Gỏi, cháo, chà bông. Nếu vẫn chưa sử dụng hết thực phẩm hoặc muốn khi rãnh hẳn chế biến, mọi người nên để gà vào ngăn lạnh để làm đông lại thức ăn, như vậy sẽ giúp bảo quản được 2-3 tuần.

xử lí các món ăn thừa ngày Tết

3. Xử lí món giò chả, thịt nguội

Trước khi chế biến giò chả, thịt nguội với các món khác mọi người nên kiểm tra xem thực phẩm có bị nhớt hay không. Nếu đã bị nhớt thì nên sơ chế bằng cách cắt bỏ hoặc rửa, tình trạng có kèm mùi hôi thì không nên chế biến tiếp. 

Mọi người có thể mua thêm bánh mì hoặc bánh ướt về và làm bữa sáng cho cả nhà. Hoặc bạn có thể làm món gỏi củ kiệu với chả lụa, hay xào với các loại củ như su hào, mộc nhĩ, cà rốt, … Bạn cũng có thể dùng chúng để rim với tương đen và ớt làm thành món chính ngon miệng.

xử lí các món ăn thừa ngày Tết

4. Xử lí các loại dưa hành

Các món muối như dưa hành, củ kiệu có thể để bên ngoài lâu ngày mà không hỏng. Dù vậy nó rất dễ bị chua nếu bạn đậy nắp không cẩn thận hay quên chèn cho dưa ngập dưới nước. Nếu muốn bảo quản lâu hơn thì tốt nhất, bạn nên cất trong ngăn mát tủ lạnh. Lưu ý, khi gắp dưa ra khỏi hũ thì phải dùng đũa, muỗng sạch tránh dưa nhanh bị hư do tiếp xúc với đồ ăn.

Trong ngày Tết các món dưa là không thể thiếu, và nếu muốn món ăn ngon thì nên làm nhiều món dưa đổi vị. Để chống ngấy với các món nhiều dầu mỡ, mọi người có thể tham khảo tại đây.

xử lí các món ăn thừa ngày Tết

5. Xử lí các loại trái cây

Tuy là thực phẩm dễ tiêu thụ ít ngán ngẩm hơn những món ăn từ động vật, nhưng với số lượng nhiều cũng chưa chắc chúng ta sẽ ăn hết. Các loại trái cây mọng nước ta nên sử dụng làm nước ép, detox lấy vóc dáng đẹp, tham khảo theo các công thức detox ở đây.

Ngoài ra có thể dùng các loại trái cây chiết xuất ra nước ép để làm hương liệu cho các loại mứt Tết, hoặc làm rau câu, kẹo dẻo.

Để bảo quản tốt trái cây ta nên bỏ vào ngăn mát tủ lạnh để duy trì độ tươi của trái cây.

xử lí các món ăn thừa ngày Tết

Hy vọng với một vài mẹo bếp trên có thể giúp mọi người xử lí được các món ăn còn thừa một cách dễ dàng hơn để không lãng phí. Mọi người có những cách nào hay hơn có thể góp ý ngay bên dưới phần bình luận nhé, 3km Food sẽ tiếp nhận và chia sẻ nhiều hơn mọi người về các mẹo vặt nhà bếp.

Để lại bình luận

Hãy thêm câu hỏi của bạn...

You will get a notification email when Knowledgebase answerd/updated!

+ = Verify Human or Spambot ?